HỒ XUÂN HƯƠNG BUỔI SÁNG
4 giờ sáng những làng gió đông tháng 11 thổi về phía quảng trường Lâm Viên, nếu không phải là mùa dịch này thì xe giường, xe ghế ngồi, xe cá nhân đã đậu kính các chỗ trên hành lang đậu xe bên bờ hồ Xuân Hương rồi. Cái cảnh đông vui tấp nập ngày nào cũng chỉ còn lát đát vài chiếc xe mô tô xe hai bánh của các nhóm bạn trẻ đi phượt mà thôi. Ngày ấy không gian sớm vừa lạnh vừa vui bởi sự hào hứng của nhiều gia đình nhiều nhóm du khách, có người hào hứng vì lần đầu cảm nhận được cái lạnh tự nhiên ngoài trời 12 13 độ, được hít qua khe mũi một làn sương mỏng lạnh buốt rồi chơi đùa hà hơi thở ra khói nữa ai nấy đều thích thú với cái trải nghiệm của riêng bản thân mình. Đôi tình nhân thì nắm tay nhau trong bộ áo đôi ấm cúng lưu cho mình những bức ảnh đầu tiên nơi quảng vì biết đâu sau này nó chỉ còn là quá khứ còn là kỷ niệm vì cái câu trêu đùa đi Đà Lạt về chia tay vẫn còn làm nản lòng khá nhiều cặp đôi. Còn có những gia đình đông vui thì ông bà kể cho nhau nghe về cái thời chiến tranh khi họ còn là sinh viên nơi giảng đường trường đại học Đà Lạt họ được nghe tiếng đàn ghi ta của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hòa cùng giọng hát trầm bổng của Khánh Ly khi hai người những lần đầu tiên kết hợp với nhau trên sân khấu.
Ông bà nói thời xưa khi còn là sinh viên nơi thành phố này thì nó yên bình lắm, nhiệt độ lạnh lắm những ngày đông thì ống khối nhà nào cũng nghi ngút vì lò sửi luôn có than hồng cháy đỏ. Thời đó đường Đà Lạt nhiều thông lắm, nhà thì đa số là hai tầng bằng gỗ nhà giàu và có địa vị thì sống trong các căn biệt thự có sân vườn, hiếm khi thấy tòa nhà cao tầng nào lắm. Ngày đó mỗi khi chiều xuống thì sương ngoài đường giầy như đỉnh núi Langbiang ngày mưa chả nhìn đâu thấy đường cả nên xe cộ cũng hạn chế chạy vào ban đêm vì sợ nguy hiểm. Rồi sự yên bình lãng mạng đấy cũng tạo nên một cách sống một phong cách nói chuyện nơi thành phố này. Họ chạy xe ra đường thì từ tốn vì đường đèo dốc chả có gì phải vội, xe cộ thì thưa chả bao giờ phải tránh nhau nên đèn giao thông là một cái gì đó khá sa sỉ. Rồi khi họ nói chuyện với nhau cũng rất khác, trong cuộc nói chuyện trên bàn luôn có một ấm trà atiso nóng hay một tách cà phê. Số người lên đây thời gian trước không phải là công chức thì cũng là sinh viên hay người có tiền đi nghỉ dưỡng nên cung cách họ nói chuyện với nhau cũng khá là từ tốn bởi xưa ông bà ta có câu phú quý sinh lễ nghĩa là vậy.
Ngày xưa thập niên 40 của thế kỷ này thì chỉ có hai kiểu người làm nông nghiệp: một là những người dân tộc bản địa, hai là đồn điền của người Pháp (ví dụ như nông trại chè Cầu Đất được lập từ tận 1927). Mãi đến sau này khi làng sóng di cư của người Công Giáo vào nam thì số người được bố trí sinh sống thành các thôn làng xung quanh ngoại vi thành phố Đà Lạt họ bắt đầu làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Chiến tranh qua đi Đà Lạt trải qua cơn di biến động lớn về dân cư, để rồi mảnh đất người Pháp quy hoạch thành đô thị ôn đới nghỉ dưỡng phát triển lệch đi khỏi quỹ đạo mà người ta mong muốn. Khi quy hoạch thành phố này nó chỉ phục vụ cho khoảng 20 ngàn dân nhưng đến khi bạn đọc được những dòng này thì dân số hiện đã hơn 232 ngàn dân cư.
4 giờ sáng hơn đã có vài cô với cái gánh sữa đậu nành nóng bắt đầu phục vụ du khách du lịch một ly “10k” (10.000 vnđ) kèm theo một củ khoai nướng ấm lòng cho lữ khách sau một chặn đường 300 km. Trên đường đã có những chiếc xe đạp thể dục, nhìn về phía cầu ông Đạo các xe máy bắt đầu chạy chở hàng vào chợ chuẩn bị cho một ngày buôn bán nhộn nhịp mới. Trên mặt hồ mùa này hầu như lúc nào cũng có sóng, còn nước thì rất trong vì khi mùa hoa dã quỳ nở rộ Đà Lạt cũng thưa dần những cơn mưa.
Cuộc đời đôi khi ta tự hỏi nó không có chữ “Nếu” thì sao ? Nếu cơn lụt năm 1936 không làm vỡ đập Cam Ly thì chắc gì người ta đã làm đập ánh sáng và có hồ Xuân Hương bây giờ, nếu người ta không làm một quảng trường Lâm Viên thì giờ chúng ta đã không có hai biểu tượng bông hoa atiso và bông hoa dã quỳ đặc sắc kia. Chúng ta không muốn Đà Lạt phát triển giữ mãi cái đẹp cái mộng mơ thì thặc khó, Đà Lạt phải phát triển theo nhịp sống chung của dân tộc chỉ có điều chúng ta biến nó thành một xứ sở thần tiên với đồi hoa rừng thông hay một thành phố bê tông lãng mạng nhìn từ trên cao bạn thấy nó như một tấm thảm lụa của câu chuyên Alidin trong 1001 đêm của xứ sở Trung Đông nào đó nhưng có điều chả có hoa văn hay quy tắc nào hết mà nó là một sản phẩm loang lỗ.
Ngày hôm nay gió mạnh, cái buốt giá của buổi sớm mai bên bờ hồ làm se sắt ai đó cô đơn lẻ bóng cái lạnh nó không nằm trên da mà nó nằm trong trái tim cô đơn lạnh lẽo. Thế nên người ta sợ phải lên đây một mình nhưng khi dẫn người yêu thì họ lại cũng sợ, chúng ta có quá nhiều nỗi sợ. Đúng là con người hay cảm tính hơn là lý tính, chúng ta hay sợ sệt nhiều thứ hơn là dũng cảm quyết đoán theo cách của bản thân mình.
Những ngày này mặt trời thường mọc trễ hơn mọi khi vì đúng như câu “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Mùa này gió nhiều nên ít thấy màng sương trên mặt hồ chỉ loáng thoáng lăng tăng là ánh sáng dạ xuống từ những trụ đèn quanh hồ xen lẫn trên những thảm cỏ xanh mướt đọng trên đó là những giọt sương. Những đám mây hồng cũng dần dần hé lộ bên trên nhành thông hướng đồi Cừu, du khách ngồi nơi đây thích nhất là cảm nhận những làn gió mát vừa nghe hương mùi ly sữa đậu nành nóng vừa nghe hương của nhiều loại hoa tỏa ra từ hướng vườn hoa trung tâm thành phố. Khoảnh khắc đẹp nhất là từng tia nắng len qua khỏi từng chòm mây hồng, tôi tự hỏi người nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có ngắm bình minh bên bờ hồ này để rồi khi về Gác Trịnh ở đường Nguyễn Trường Tộ nơi thành phố Huế ông nhớ về buổi bình minh này mà sáng tác bài Mây Hồng hay không ?
“Trời ươm nắng cho mấy hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm
Mây thầm mang gió lên”
Mặt trời như một cái lòng đỏ trứng gà mà mỗi sáng Mẹ hay làm mỗi ngày khi tôi còn là một cậu học sinh cắp sách đến trường. Đà Lạt có nhiều nơi làm trứng ốp ngon nhưng cái dĩa Mẹ nấu mãi là hương vị mà tôi yêu quý nhất. Nắng sáng đã lên nhiều du khách cũng lên xe di chuyển về nhà hàng để chuẩn bị cho một ngày mới khám phá thành phố tuyệt vời này.