Một trong những con đường chính của thành phố ngàn thông mang nhiều giá trị văn hóa hơn 120 năm phát triển của thành phố này.
Điểm bắt đầu của đường Trần Hưng Đạo là ngã 5 Bâng Khuâng vòng xoay đầu tiên khi bạn đi từ bến xe liên tỉnh Đà Lạt vào trung tâm thành phố thì con đường nằm ngay bên tay phải.
Trước đây người ta gọi nơi đây là ngã tư Kim Cúc hay gọi là ngã tư Đài Truyền Hình còn cánh tài xế – hướng dẫn viên Sài Gòn gọi ngã 5 Bâng Khuâng lần lượt gồm các con đường:
Đường từ bến xe đến ngã 5 là đường 3 tháng 4.
Đường bên phải ngay bên đài truyền hình Lâm Đồng là Khởi Nghĩa Bắc Sơn.
Tiếp là Trần Hưng Đạo, dinh II Bảo Đại nằm giữa đường Trần Hưng Đạo và Khởi Nghĩa Bắc Sơn.
Hồ Tùng Mậu là đoạn ngắn nhất nối dài từ ngã 5 bâng khuâng đến công viên quảng trường lâm viên.
Đi thẳng là đường 3 tháng 4.
Rẽ tréi là Trần Phú đi về hướng nhà thờ con gà.
Hiện tại ngã 5 Kim Cúc cùng 5 điểm nút giao thông khác sẽ được thành phố này lắp đèn tính hiệu giao thông và đây cũng là những đèn giao thông đầu tiên của Đà Lạt.
Về cái tên ngã 5 Kim Cúc thì trước đây đoạn này thưa vắng dân cư có duy nhất 1 cây xăng mang tên Kim Cúc nên người ta gọi theo tên cây xăng này. Sau khoảng thời gian du lịch phát triển cánh tài xế xe khách và những anh chàng hdv vui tính đặc tên cho ngã 5 này là ngã 5 bâng khuâng, vì khi lên đây nhiều người lần đầu không biết được xe sẽ rẽ trái hay rẻ phải hoặc đi thẳng mới là hướng đi đúng về khu vực trung tâm.
Đường Trần Hưng Đạo là một phần của Quốc lộ 20 nối giữa ngã 3 Dầu Giây Đồng Nai đến Đà Lạt và kết thúc tại ngã 3 Đơn Dương, thị trấn Dran huyện Đơn Dương. Đây là một cung đường liên tỉnh quan trọng nối thị tứ cao nguyên lạnh giá này với vùng Đông Nam Bộ. Cung đường này bắt đầu xây dựng năm 1920 hoàn thành xong 1933. Từ trên đường Trần Hưng Đạo chúng ta có thế ngắm Hồ Xuân Hương bên tay trái. Trước 1975 đường mang tên Lý Thái Tổ sau đổi thành Trần Hưng Đạo đến ngày nay. Trước đây có thống kê cho rằng có đến 2.500 căn (con số này có thể đúng trước 1975 – vì trước đây thành phố được quy hoạch giành cho nghỉ dưỡng và giáo dục chứ không giành cho dân cư đông đúc sinh sống) nhưng thời điểm hiện tại một công chuyên quản lí biệt thự cổ cho rằng chỉ có 89 căn cụ thể là còn tồn tại nguyên vẹn có được sự quản lí của chính quyền sở tại.
Trên con đường này có số lượng tập trung nhiều biệt thự cổ nhất của Đà Lạt. Các công trình nổi niếng dọc theo cung đường này lần lượt đi qua là:
Dinh II cũng là một trong những điểm có độ cao nhất thành phố 1.540 m. Dinh được hoàn thành năm 1933 lần lượt là nơi nghỉ dưỡng của Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux nên cũng được gọi là dinh Toàn quyền.
Dốc số 7 Trần Hưng Dạo – “mình đứng ở giữa con dốc mình cố gắng sẽ không khóc” – lời trong một ca khúc nhạc trẻ nổi tiếng.
Biệt thự số 27 Trần Hưng Đạo – hiện tại là nhà hàng Đà Lạt Xưa.”
Khu Carasa Resort: được tập đoàn Cadasa Tp Hồ Chí Minh thuê lại trong thời gian 50 năm. Năm 2006, khi tiếp nhận thì những căn biệt thự này đã xuống cấp rất nhiều có những căn xuống cấp trầm trọng. Để bảo toàn được giá trị về mặt kiến trúc họ nhặt nhạnh từng viên gạch, từng miếng ngói và sau 4 năm, 2009 13 căn biệt thự với 79 phòng đã hoàn thiện chính thức đón tiếp du khách. Tổng ngân sách trùng tu hơn 10 triệu USD. Bắt đầu từ số 14 đến số 26 (trong đó có 2 căn khá nổi tiếng: căn số 22 trước là dinh của Thống Sứ Nam Kỳ, căn số 26 nơi cư ngụ của cựu Thủ Tướng – nhà sử học Trần Trọng Kim). Nhưng đến ngày 08/07/2020, dự án nhận quyết định thu hồi do không hoàn thành nghĩa vụ tài chính và môt số sai phạm trong kinh doanh.
Đây cũng là một trong những cung đường ngắm mai anh đào đẹp nhất vào mỗi dịp tết. Đường Trần Hưng Đạo kết thúc tại giao lộ ngã tư với đường Khe Sanh (đèo Mimosa song song với đèo Pren) đường Hùng Vương và đường Phạm Hồng Thái.