ĐÀ LẠT – THÀNH PHỐ CỦA NHỮNG CON DỐC

Du Lịch Đà Lạt – Thành Phố Của Những Con Dốc

Đặc sản Đà Lạt với hơn 50 món ăn đường phố.

Đặc sản Đà Lạt là những rừng thông xanh thẳm.

Đặc sản Đà Lạt là những mùa hoa ươm ngắt.

Nơi đây có nhiều đặc sản lắm mà ngồi kể mãi chắc cũng không hết nhưng còn có một đặc sản nghe rất là đặc sản.

E:\MAYTRAVEL\HINH ĐÀ LẠT\DỐC\DỐC ĐA QUÝ.jpg

Đặc sản “Những Con Dốc” ! Đúng đấy có những con dốc mà ai đến đây cũng ghé ngang ít nhất một lần chụp cho mình một tấm ảnh để mà nhung mà nhớ bởi biết đâu theo thời gian người ta chẳng còn thấy nó. Như ngày xưa thác Cam Ly đã đi vào văn thơ, đi vào bao nhiêu bài hát của nhiều giới văn nghệ sĩ, giờ đây chỉ còn là một vũng nước đục ngầu hôi hám, tuy sự thật thì rất phũ phàng nhưng ta không thể chối bỏ nó được.

Có những tình khúc viết về thành phố này rất hay rất chính xác trong bài của nhạc sĩ Lam Phương: “thành phố nào vừa đi đã mỏi, đường quanh co, quyện gốc thông già”. Câu hát vừa hay vừa lãng mạng nếu là trên đường bằng phẳng thì bạn có thể thảnh thơi đi nhưng ở thành phố cao nguyên bạn không thể di chuyển nhanh một cách dẽ dàng được vì hầu như mỗi con đường mỗi khu phố là một quả đồi. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là dinh Nguyễn Hữu Hào (thân sinh của Nam Phương Hoàng Hậu – Nguyễn Hữu Thị Lan) hơn 1532m.

Khi làm đường phố thì người ta làm men theo những con dốc rồi nhà cũng xây cặp bên quả đồi. Có một điều đặc biệt khi tầng 1 là mặt tiền của một con đường nhưng lên tầng 3 lại là mặt tiền của một con đường khác, rất nhiều căn nhà ở Đà Lạt có kiểu cách như thế, cũng là một vấn đề khá thú vị.

Dốc số 7 đường Trần Hưng Đạo, “mình đứng ở giữa con dốc mình cố gắng sẽ không khóc” (trích trong một đoạn ca khúc Tất cả sẽ thay thế anh – Phạm Quỳnh Anh). Cách ngã 5 Kim Cúc (ngã 5 Bâng Khuân) 500 m hướng bên tay trái nhìn về bờ Hồ Xuân Hương là một con dốc rất lãng mạng. Độ dốc tương đối lớn một phần cho người đi bộ một đường giành cho xe máy có cả lan can an toàn. Bên trái là một bức tường ta luy của một căn biệt thự cổ kiểu Pháp nhuốm màu thời gian. Cái viên đá bám rêu mốc xanh màu xưa cũ, cái màu của hoài niệm.

Nửa chân con dốc là nguyên một mảng giây leo thường xuân, sau hàng ấy năm từ một hạt bụi bay rơi vào một khe nứt nhỏ trên thềm đá sau một mùa mưa xưa cũ nào đó nó đã vươn lên mọc mầm thế rồi không biết bao nhiêu năm nó đã chiếm cứ gần như cả một doạn dốc này. Bên phải con dốc là những máy tôn hoan vết mảng tối mảng sáng sen lẫn với lá thông , những ngôi nhà mang dáng dấp của Đà Đạt những năm 50 – 60 với vách ván lộp tôn. Xa xa là hàng thông reo bên bờ hồ, chỉ cần bạn đến đây ngồi xuống cười một cái thôi thì cuộc đời đã đủ vui đủ hạnh phúc rồi.

Dốc Vọng Nguyệt Lầu. Nằm ở gốc Trương Định – Tăng Bạch Hổ với gam màu đỏ đậm phía bên trên là dòng chữ Vọng Nguyệt Lầu nổi bật giữa một gốc đường. Nơi đây là điểm chụp ảnh yêu thích của cá bạn trẻ mỗi khi đi bộ vòng quanh khu Hòa Bình rồi ghé qua uống sữa đậu nành kèm theo những tấm hình check – in nơi mình yêu thích.

Dốc Nhà Bò. Con dốc không giành cho những ai yếu tim. Dốc nằm cuối đường Đào Duy Từ, trước người Pháp có xây một cái chuồng nuôi bò nên dân gian đặt theo tên thường gọi dần già trở thành một thói quen. Con dốc có độ dốc khá lớn xe máy khó tránh né nhau nên người ta đã hạn chế tham quan chụp ảnh nơi đây. Nên bây giờ khi đến đây bạn chỉ có thế chụp ảnh từ một khoảng cách khá xa.

Dốc chợ Đà Lạt. Một điểm không cần nhấc đến bạn cũng sẽ nhớ. “Hồng Kong bên hông chợ Đà Lạt”, sữa đậu nành, bánh tráng nướng, khoai lang… ôi một con dốc có mọi thứ mà bạn hằng mong muốn mỗi khi đến đây.

Dốc Đa Quý. Nằm tại thôn Xuân Thọ – xã Trại Mát. Ngoài con đốc chợ Đà Lạt có lẽ đây là con dốc được nhiều bạn chụp ảnh nhất bởi vào mùa hoa mai anh đào con đường này là nơi chụp hoa đẹp nhất. Hai bên đường hoa anh đào nở rộ phủ hồng cả một đoạn đường làm cho mọi thứ xung quanh trở nên lãng mạng tuyệt vời.

Dốc Sông Lô. Nằm ở đường Trương Công Định, dốc khá cao có đường cho xe máy và lối cho người đi bộ. Hai bên là dãy nhà được xây theo lối thập niên 70 80 với khung cửa sổ gỗ sơn màu. Hai bên lối đi là màu của rêu xanh làm người ta như trở về với khung cảnh Đà Lạt những ngày xưa cũ. Những ngày trời mưa mang một chiếc ô đi qua đây mà nhớ lại những ca khúc của Trịnh Công Sơn mà da diết lòng. Khi bạn đã đem lòng yêu thương thành phố này thì bạn sẽ mến nó đến từng táng thông, từng nhành hoa dại.

Dốc Nhà Làng. Nằm ngay trung tâm thành phố, con dốc quá đỗi quen thuộc với nhiều người nối giữa đường Trương Công Định với đường Phan Đình Phùng, phường 1. Phố Bên Đồi – Vào Miền Nghệ Thuật là một trong những chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 8. Thành phố đã phát động phong trào vẽ tranh lên những bức tường trước những ngôi nhà của con dốc này. Những bức bích họa trên tường dọc theo cái dãy nhà với hơn 30 tác phẩm màu sắc tươi tắn tạo nên cho con dốc một diện mạo mới.

Dốc Tin Lành. Dốc nằm trên đường hẻm từ nhà thờ Tin Lành xuống một khu dân cư nhỏ, dốc đẹp bởi hàng cây hai bên và nhà thờ màu vàng nhạt mái ngói kiểu nhà rông Tây Nguyên. Dốc nhỏ nên các bạn chỉ có thể đến đây check in bằng xe máy.

Bài viết có sử dụng một số hình ảnh của quý đồng nghiệp trên các diễn đàn, các báo chí. Xin chân thành cảm ơn !

Bài viết khác

CHỢ ĐÀ LẠT BUỔI SÁNG THÁNG 10

CHỢ ĐÀ LẠT BUỔI SÁNG THÁNG 10 ! Phần III Chợ Đà Lạt xưa nhìn …

Follow by Email
YouTube
YouTube
Contact Me on Zalo
0938 466 595